Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

TƯ VẤN ÁP DỤNG VIETGAP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VŨNG

VietGAP- hướng đi mới cho sự phát triển nông nghiệp bền vững

                                     VietGAP- hướng đi mới cho sự phát triển bền vững
VIETGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices -  nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về  kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc và truy tìm nguồn gốc sản phẩm.  Tiêu chuẩn này là tập hợp những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Trước khi VietGAP ra đời, tại Việt Nam đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn. Ở một số nơi, những quy định này đã được nông dân áp dụng và trở thành quy trình thực hiện phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, người nông dân chưa nhận được sự khuyến khích và hỗ trợ hợp lý. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá, chứng nhận chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm. Vì vậy hàng loạt các chương trình sản xuất nông sản an toàn  chưa có điều kiện phát triển rộng rãi và dẫn dần rơi vào quên lãng.
Đứng trước những yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho ra đời tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông sản an toàn của Việt Nam (VietGAP), được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP đã ra đời trước đó: GlobalGAP, AseanGAP và các GAP khác trên thế giới.
Anh Nguyễn Xuân Cương – chuyên gia đánh giá về thủy sản, công ty Cổ phần Chứng nhận VinaCert cho biết: Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản sạch là rất lớn. Tuy nhiên trên thị trường, những mặt hàng nông sản được chứng nhận sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dường như vắng bóng. Áp dụng VietGAP là hướng đi đúng đắn để bảo vệ người tiêu dùng và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm:
-       Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
-       Được hưởng những chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012.
-       Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
-       Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất không an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
-       Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
-       Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
-       Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
-       Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
-       Quý khách đã góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi cũng như doanh nghiệp về sản xuất bền vững.
Như vậy, ngoài những hiệu quả kinh tế lâu dài, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp bà con hiểu được rằng: trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển. Không những thế, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên đất nước Việt Nam.
Qua 4 năm triển khai đến với người nông dân, VietGAP đã phát huy được những ưu thế của mình, góp phần không nhỏ vào nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất thực phẩm an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm.  Bên cạnh đó, vẫn còn một phận không nhỏ nông dân nước ta vẫn chưa hiểu rõ về VietGAP cũng như lợi ích mà tiêu chuẩn này mang lại; công tác hỗ trợ nông dân trong việc áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất chưa mang lại hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, muốn hình thành các vùng chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGAP còn cả một chặng đường gian nan.
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, để ổn định về giá sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp, thì sản phẩm rau sạch phải đạt chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGap là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm tồn tại trên thị trường.
MỌI THÔNG TIN VỀ VIETGAP XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ KIS
HOTLINE: 0964196811
EMAIL: SALE1@KIS.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét